10.000 km2 sông ngòi bị ô nhiễm nghiêm trọng

Ông Dương Thanh An, Phó chánh văn phòng phụ trách tổng hợp và pháp luật thuộc Cục Bảo vệ môi trường, đã phát biểu như vậy tại hội thảo "Phát triển bền vững các thành phố xanh trên lưu vực sông" diễn ra sáng nay tại TP HCM.

Nhiều kết quả khảo sát, quan trắc cho thấy, hàm lượng các chất ô nhiễm trên những lưu vực sông cao vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Sông Tô Lịch vốn thơ mộng nay đã đen ngòm. Hệ thống sông tại Đà Nẵng bị nhiễm lượng cyanua cao vượt mức cho phép. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng ô nhiễm của lưu vực sông Đồng Nai với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Các thành phố lớn tại Việt Nam đều có một ưu điểm lớn là gắn với một dòng sông nào đó, nhưng chính các thành phố này đã tự làm mình ô nhiễm và làm dơ bẩn nguồn nước mặt của sông.

Lưu vực sông Đồng Nai phải phục vụ cho khoảng 15 triệu người với tỷ lệ đô thị bình quân toàn lưu vực là 51%, 116 khu đô thị, 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 19 quận nội thành TP HCM, 8 thị xã, 85 thị trấn. Khu vực này còn có 47 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động, trong đó TP HCM có 13 khu, Đồng Nai 16 khu, 9 khu ở Bình Dương và 6 khu Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ 16 khu công nghiệp có hệ thống xử lý chất thải tập trung, còn lại đều xả trực tiếp ra môi trường. 

Kết quả khảo sát của Viện Môi trường và tài nguyên Đại học quốc gia TP HCM vào đầu năm nay cho thấy, 44 khu công nghiệp thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hàng ngày đã xả vào nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai 111.605 m3 nước thải, trong đó có các chất độc hại như TSS, BOD, COD... Các cơ quan chức năng đều biết tình trạng này nhưng giải quyết như thế nào là điều không đơn giản.

Bà Ngô Thị Vân, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bình Dương cũng cho biết, 7 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh xả nước thải 23.000 m3/ngày đêm. Tuy hầu hết các khu công nghiệp này đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng lượng nước thải thu gom đưa về các nhà máy xử lý chỉ đạt khoảng 75%, còn khoảng 25% chỉ xử lý sơ bộ rồi thải trực tiếp ra cống thoát nước mưa, làm cho các nguồn tiếp nhận bị ô nhiễm.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, bảo vệ môi trường không là nhiệm vụ của riêng một đơn vị nào, mà cần phải huy động sức mạnh tổng lực của toàn dân.

Các nhà khoa học phân tích, nếu mỗi tỉnh thành trong khu vực chỉ tự giải quyết tình trạng ô nhiễm trong phạm vi của mình thì ô nhiễm khó có thể giải quyết triệt để, nỗ lực sẽ trở nên manh mún và nguy cơ lây lan từ thượng nguồn đến hạ nguồn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Giáo sư, tiến sĩ Lâm Minh Triết thuộc Văn phòng điều phối Chiến lược quản lý môi trường TP HCM nói: "Đã có một vài thành công trong việc bảo vệ môi trường, nhưng mặt làm được này chỉ mới có tính chất tự phát, chưa phải là từ kế hoạch thống nhất triển khai các nội dung của Chiến lược quản lý môi trường quốc gia". Nhiều nhà khoa học khác cũng lên tiếng đề nghị cần có sự hợp tác giữa các thành phố, tỉnh liên vùng, liên ngành trong bảo vệ môi trường.  

Phó giám đốc Sở tài nguyên môi trường TP HCM Nguyễn Văn Chiến đưa ra quan điểm, cộng đồng cũng như cơ quan quản lý Nhà nước cần phải chuyển tư duy từ "Yêu cầu Nhà nước bảo vệ môi trường" sang "Cùng Nhà nước bảo vệ môi trường"

Bài viết liên quan
Lợi ích của việc uống đủ nước mỗi ngày

Lợi ích của việc uống đủ nước mỗi ngày

Uống nước là điều ai cũng biết là tốt cho sức khỏe bởi lẽ nước cũng cấp dưỡng chất và vitamin cho tất cả các..
Hội nghị Nước Liên hợp quốc 2023 thông qua Chương trình nghị sự về nước

Hội nghị Nước Liên hợp quốc 2023 thông qua Chương trình nghị sự về nước

Sau 3 ngày làm việc, chiều 24/3 theo giờ New York (Mỹ), Hội nghị Nước Liên hợp quốc 2023 đã bế mạc với việc thông..
Tác giả Nobel Y học- Không bệnh tật nào kể cả ung thư có thể tồn tại trong môi trường kiềm

Tác giả Nobel Y học- Không bệnh tật nào kể cả ung thư có thể tồn tại trong môi trường kiềm

SKĐS - Nhà sinh học nổi tiếng người Đức - Otto Heinrich Warburg từng đoạt giải Nobel năm 1931 cho hay:“Tất cả các hình..
Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng

Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ..
NƯỚC THỂ THAO LÀ GÌ VÀ ĐƯỢC TẠO RA TỪ ĐÂU?

NƯỚC THỂ THAO LÀ GÌ VÀ ĐƯỢC TẠO RA TỪ ĐÂU?

Với các chất điện giải kèm theo. Các vận động viên nói riêng và người đam mê vận động nói chung có thể bung xõa..
NƯỚC ION KIỀM VỚI ĐỘ PH KHÁC NHAU

NƯỚC ION KIỀM VỚI ĐỘ PH KHÁC NHAU

Loại nước này đặc biệt không sử dụng để uống. Nước kiềm mạnh có vai trò đảm bảo vệ sinh trong cuộc sống..
Copyright © 2019 Công Ty TNHH Đầu Tư Liên Kết Việt Mỹ. All rights reserved.
Đang online: 2 Truy cập tháng: 701 Tổng truy cập: 31863
0
chat zalo
chat facebook